Khối lượng ở cột 4 trong PL03a là khối lượng theo hợp đồng hay khối lượng sau ký phụ lục?

nguyentheanh

Administrator
Staff member
Tư duy của BIM Manager: Dữ liệu chỉ 1 nguồn duy nhất.

Tình huống: Công trình em đang thi công gói thầu có sự điều chỉnh khối lượng (có cả khối lượng tăng, giảm và khối lượng phát sinh ngoài Hợp đồng). Bên em đã làm các thủ tục và ký phụ lục Hợp đồng
Loại hợp đồng: Hợp đồng theo đơn giá cố định.
Nguồn vốn: Vốn Nhà nước.
Phần phát sinh ngoài hợp đồng em đưa vào PL04. Thầy cho em hỏi: phần Khối lượng ở cột 4 trong PL 03A là khối lượng theo HĐ đã ký hay là Khối lượng đã điều chỉnh sau khi ký phụ lục hợp đồng?

Giải đáp: Các kỹ sư Úc họ học nhiều các tình huống (case study) nên họ rất giỏi

Khi có sự điều chỉnh khối lượng trong hợp đồng, có khối lượng tăng, giảm so với hợp đồng và có những công việc mới phát sinh ngoài hợp đồng. Nhiều chú kỹ sư, quản lý dự án lý luận là ký phụ lục hợp đồng xong rồi thì tăng/giảm, phát sinh trở thành hợp đồng rồi.

Chú này cho đi bình chuyền cao độ thì vỡ mặt. Công trình người ta chỉ lấy 1 mốc gốc thôi, thi công mà không kiểm tra mốc, hoặc cứ lấy mốc thứ cấp mà dẫn về công trình thì sấp mặt, đập đi làm lại, bán nhà, bán xe sớm. Hợp đồng cũng vậy, người ta lấy cái ký ban đầu làm mốc theo dõi mọi sự về sau kể cả điều chỉnh, phát sinh, ký phụ lục (tỉ dụ như tạm ứng 10% so với hợp đồng, tăng/giảm 20% so với hợp đồng...).

Giả sử sau khi ký phụ lục gộp lại như chú nói đúng. Thì từ đó trở đi làm thế nào để biết được tăng/giảm và phát sinh mới ngoài hợp đồng (ví dụ: lấy cái gì để xác định tăng/giảm 20% so với hợp đồng)?

Hơn nữa, Nhà nước không chơi quản lý kiểu như thế. Các chú làm thì cũng để nhà nước còn quản lý, chứ có phải mỗi việc các chú đâu. Nhà nước trả lương, thanh toán chi phí cho các chú làm rồi. Sau đó cứ phát sinh, điều chỉnh, bổ sung là các chú lại thay cái gốc, phủ nhận cái chính các chú đã ăn lương làm ra lúc trước. Nhà nước lấy cái gì theo dõi.

Đường chuyền cao độ lấy một mốc thì phải khép vòng xem sai số khép vòng thế nào... Còn hai mốc thì kiểm tra xem sai số khép đường chuyền. Liên hệ món trắc địa với môn Thanh quyết toán: Qua các lần thu hồi tạm ứng, thanh toán, thanh toán tạm, phát sinh, điều chỉnh... Cuối cùng phải quyết toán hợp đồng cũng giống như khép vòng sai số

Tư duy Revit for BIM + Quyết toán GXD: Làm đúng ngay từ đầu... thì cuối dự án sẽ khỏe.

ThaoAnh.jpg
Đại sứ thân thiện GXD cầm phần mềm Quyết toán GXD trên tay.
Hãy sử dụng phần mềm Quyết toán GXD làm thanh toán ngay từ đầu, khi vừa ký hợp đồng. Đúng ngay từ đầu, đến cuối công trình bạn sẽ thấy sự hiệu quả.
 
Top