Cách thể hiện hoàn công công trình đường và hạ tầng kỹ thuật

nguyentheanh

Administrator
Staff member
Câu hỏi: Căn cứ theo biên bản nghiệm thu và kiểm tra cao độ đường theo đúng tiêu chuẩn có cho phép sai số và đạt để nghiệm thu, như vậy khi hoàn công về trắc dọc thì cao độ lấy theo thiết kế hay là lấy theo cao độ đo đạc hiện trường?
Trả lời:
- Nếu đã có BBNT, kiểm tra cao độ đường theo đúng tiêu chuẩn, có sai số nhưng sai số cho phép thì cao độ thi công được công nhận là đúng cao độ thiết kế.
- Khi hoàn công, cao độ hiện trường đã được chấp nhận là phù hợp với cao độ thiết kế thì trắc dọc tuyến lúc này hoàn toàn lấy theo cao độ thiết kế.
Nhà thầu thi công lập hồ sơ hoàn công trên cơ sở thiết kế bản vẽ thi công được duyệt. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng nhất để làm căn cứ nghiệm thu. Trong trường hợp các sai số trong phạm vi cho phép, kết quả nghiệm thu sẽ lấy theo số liệu thiết kế và đương nhiên là hồ sơ hoàn công sẽ lấy theo các số liệu của hồ sơ thiết kế được duyệt.
 
Câu hỏi: Căn cứ theo biên bản nghiệm thu và kiểm tra cao độ đường theo đúng tiêu chuẩn có cho phép sai số và đạt để nghiệm thu, như vậy khi hoàn công về trắc dọc thì cao độ lấy theo thiết kế hay là lấy theo cao độ đo đạc hiện trường?
Trả lời:
- Nếu đã có BBNT, kiểm tra cao độ đường theo đúng tiêu chuẩn, có sai số nhưng sai số cho phép thì cao độ thi công được công nhận là đúng cao độ thiết kế.
- Khi hoàn công, cao độ hiện trường đã được chấp nhận là phù hợp với cao độ thiết kế thì trắc dọc tuyến lúc này hoàn toàn lấy theo cao độ thiết kế.
Nhà thầu thi công lập hồ sơ hoàn công trên cơ sở thiết kế bản vẽ thi công được duyệt. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng nhất để làm căn cứ nghiệm thu. Trong trường hợp các sai số trong phạm vi cho phép, kết quả nghiệm thu sẽ lấy theo số liệu thiết kế và đương nhiên là hồ sơ hoàn công sẽ lấy theo các số liệu của hồ sơ thiết kế được duyệt.

Dear các Bạn!

Cũng trong trường hợp như Anh Thế Anh đã nêu thì theo hướng dẫn tại Điều 16, đặc biệt là phụ lục số 6 (bản vẽ hoàn công) kèm theo thông tư số 27/2009/TT-BXD của Bộ XD về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng, vẫn còn hiệu lực đến hết 8/9/2013 (Thông tư 27/2009 sẽ được thay thế bằng thông tư 10/2013/TT-BXD kể từ ngày 09/9/2013), Phụ lục đã nói rõ cách lập bản vẽ hoàn công cho trường hợp này, xin trích lại nguyên câu:

"a) Trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của đối tượng được vẽ hoàn công đúng với kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì nhà thầu thi công xây dựng có thể chụp lại bản vẽ thiết kế thi công và đóng dấu bản vẽ hoàn công theo quy định của Phụ lục này trên tờ bản vẽ đó.
Nếu các kích thước, thông số thực tế thi công có thay đổi so với kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì cho phép nhà thầu thi công xây dựng ghi lại các trị số kích thước, thông số thực tế trong ngoặc đơn bên cạnh hoặc bên dưới các trị số kích thước, thông số cũ trong tờ bản vẽ này.
b) Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công quy định tại Phụ lục này."

Mong các bạn lưu ý các trường hợp lập bản vẽ hoàn công nhé, cần đọc thông tư 27/2009 để so sánh với thông tư 10/2013
 
Top