nguyentheanh

Administrator
Staff member
Đối với nội dung Kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành, nếu là người tham gia công việc này bạn phải nắm được quy định về việc lựa chọn đơn vị kiểm toán, chi phí kiểm toán, quy trình kiểm toán, sự phối hợp giữa Chủ đầu tư, Nhà thầu và đơn vị kiểm toán trong việc thực hiện kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành.

Câu hỏi:
1) Hãy nêu cách thức lựa chọn đơn vị kiểm toán?
2) Hãy nêu các hiểu biết của anh/chị về chi phí kiểm toán?
3) Trình bày về quy trình kiểm toán mà anh/chị đã biết (gợi ý: có thể Google thử xem sao).
4) Trình bày về sự phối hợp giữa Chủ đầu tư với đơn vị kiểm toán?
5) Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác kiểm toán là gì?

Các bạn có thể tự học bằng cách tìm tài liệu, viết bài trả lời các câu hỏi trên. Hoặc có thể tham gia khóa học Thanh quyết toán với phần mềm Quyết toán GXD tại Cty Giá Xây Dựng - giảng viên sẽ trình bày cặn kẽ giúp bạn hiểu rõ.
 

kieumanhtu

New Member
1. Đối tượng kiểm toán?

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư TT19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài Chính thì:

Đối tượng phải Kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành bao gồm: Các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi hoàn thành đều phải kiếm toán quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán. Các dự án còn lại thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
 

kieumanhtu

New Member
2. Nội dung kiểm toán Quyết toán dự án hoàn thành?

Theo hướng dẫn tại Thông tư 19/2011/TT-BTC, Kiểm toán viên sẽ thực hiện các công việc sau:

1. Kiểm tra hồ sơ pháp lý;
2. Kiểm tra nguồn vốn đầu tư thực hiện;
3. Kiểm tra chi phí đầu tư;
4. Kiểm tra chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản;
5. Kiểm tra xác định giá trị tài sản hình thành qua đầu tư;
6. Kiểm tra xác định tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng;
7. Xem xét việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán nhà nước (nếu có);
8. Nhận xét, đánh giá, kiến nghị.
 

kieumanhtu

New Member
3. Chi phí kiểm toán?

Chi phí kiểm toán được xác định theo hướng dẫn tại TT19/2011/TT-BTC.

Theo đó, chi phí kiểm toán được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (bằng phương pháp nội suy) trên Tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều chỉnh) cộng với thuế giá trị gia tăng và được hạch toán vào Chi phí khác trong Tổng mức đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư (Tỷ đồng) ≤ 5 10 50 100 500 1.000 ≥ 10.000
Kiểm toán (%) 0,64 0,43 0,30 0,23 0,13 0,086 0,046

Trường hợp dự án có cơ cấu vốn thiết bị chiếm từ 51% trở lên so với tổng mức đầu tư thì định mức chi phí thẩm tra và định mức chi phí kiểm toán được tính bằng 70% định mức nêu trên.
Đối với dự án, hạng mục bồi thường, giải phóng mặt bằng, định mức chi phí kiểm toán được tính tối đa bằng 70% định mức nêu trên
Chi phí kiểm toán của Hạng mục công trình hoặc gói thầu trong dự án được xác định theo tỷ lệ % của chi phí gói thầu, hạng mục so với Tổng mức đầu tư.
Chi phí kiểm toán tối thiểu là 1.000.000 VND + thuế GTGT.
 

kieumanhtu

New Member
4. Sự phối hợp giữa Chủ đầu tư với đơn vị kiểm toán?

Về phía chủ đầu tư:
Chủ đầu tư có trách nhiệm tập hợp hồ sơ pháp lý của công trình, lập, trình bày Báo cáo quyết toán dự án (công trình) hoàn thành theo đúng các quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính. Cụ thể bao gồm:
- Các văn bản pháp lý của dự án (công trình);
- Các bản vẽ thiết kế và dự toán được phê duyệt;
- Các tài liệu liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu;
- Các hợp đồng kinh tế;
- Nhật ký công trình;
- Hồ sơ quản lý chất lượng dự án (công trình);
- Các biên bản nghiệm thu công việc hoàn thành, nghiệm thu giai đoạn hoàn thành, nghiệm thu thiết bị chạy thử tổng hợp, biên bản xác định khối lượng phát sinh và biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng;
- Bản vẽ hoàn công và quyết toán các hạng mục chi phí;
- Sổ sách và chứng từ kế toán liên quan đến dự án (công trình);
- Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án (công trình);
- Các tài liệu có liên quan khác

Về phía Đơn vị Kiểm toán:
Kiểm toán viên cần lập và thông báo kế hoạch công tác để phối hợp với chủ đầu tư.
Kiểm toán viên không được tham gia hoàn thiện hồ sơ quyết toán của công trình.
Kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu công việc kiểm toán phải lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm bảo hợp lý rằng Báo cáo quyết toán dự án (công trình) hoàn thành không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Các nội dung chính của Kiểm toán bao gồm:
- Kiểm tra hồ sơ pháp lý;
- Kiểm tra nguồn vốn đầu tư thực hiện;
- Kiểm tra chi phí đầu tư;
- Kiểm tra chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản;
- Kiểm tra xác định giá trị tài sản hình thành qua đầu tư;
- Kiểm tra xác định tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng;
- Xem xét việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán nhà nước (nếu có);
- Nhận xét đánh giá, kiến nghị.
Kiểm toán viên có trách nhiệm phối hợp với các nhà thầu khác trong trường hợp có số liệu quyết toán phải giải trình.
Kiểm toán viên có trách nhiệm giải trình số liệu kiểm toán khi được chủ đầu tư, cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán yêu cầu.
 

kieumanhtu

New Member
5. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác kiểm toán?

Luật Kiểm toán độc lập số 06/2011/L-CTN ngày 08/04/2011.
Chuẩn mực Kiểm toán số 1000 - Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành ban hành kèm Quyết định số 03/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ Tài Chính.
Thông tư hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài Chính.
 
Top