nguyentheanh

Administrator
Staff member
Mời các bạn lựa chọn đáp án cho câu hỏi: Công việc thi công xây dựng phải được nghiệm thu khi nào?
1) Khi công việc thi công xây dựng đạt được 80% khối lượng
2) Khi có yêu cầu phải giải ngân vốn
3) Sau khi công việc thi công xây dựng được hoàn thành
4) Khi có thông tin đã được thu xếp vốn cho kỳ thi công tiếp theo

Đề bài: Hãy trình bày căn cứ nghiệm thu, điều kiện nghiệm thu, thành phần trực tiếp nghiệm thu, nội dung và trình tự nghiệm thu, mẫu biên bản kết quả nghiệm thu các Công việc xây dựng

Các bạn có thể gửi bài làm luôn lên diễn đàn, trình bày thành file Word, slide PowerPoint, sơ đồ, hình vẽ... mỗi người ra sức học tập và đóng góp 1 tay phổ biến kiến thức cho các đồng nghiệp để phát triển ngành, xây dựng đất nước.
 

nqduong

New Member
Câu hỏi: Công việc thi công xây dựng phải được nghiệm thu khi nào? Trả lời: 3) Sau khi công việc thi công xây dựng được hoàn thành.

1. Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng:
a) Quy trình kiểm tra, giám sát, nghiệm thu đã được thống nhất giữa chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan;
b) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu;
c) Biên bản kiểm tra, nghiệm thu nội bộ của nhà thầu (nếu có);
d) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế đã được chủ đầu tư chấp thuận liên quan đến đối tượng nghiệm thu;
đ) Phần chỉ dẫn kỹ thuật có liên quan;
e) Các kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm có liên quan;
g) Nhật ký thi công xây dựng công trình và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.

2. Điều kiện nghiệm thu công việc xây dựng:
a) Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành;
b) Có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu:
- Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng;
- Các phiếu kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm có liên quan lấy tại hiện trường;
- Các kết quả thử nghiệm, đo lường, đo đạc, quan trắc mà nhà thầu thi công xây lắp đã thực hiện tại hiện trường để xác định chất lượng và khối lượng đối tượng cần nghiệm thu;
- Bản vẽ hoàn công;
- Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các tài liệu văn bản khác đã xác lập trong khi xây lắp có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.
c) Có biên bản nghiệm thu nội bộ và phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu công việc xây dựng:
a) Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng;
b) Người trực tiếp phụ trách thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình hoặc của nhà thầu phụ đối với hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng;
c) Đối với các hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư có thể chứng kiến công tác nghiệm thu hoặc trực tiếp tham gia nghiệm thu khi cần thiết.

4. Nội dung và trình tự nghiệm thu công việc xây dựng:
a) Kiểm tra công việc xây dựng đã thực hiện tại hiện trường;
b) Kiểm tra các số liệu quan trắc, đo đạc thực tế, so sánh với yêu cầu của thiết kế;
c) Kiểm tra các kết quả thí nghiệm, đo lường;
d) Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng với yêu cầu của thiết kế;
đ) Kết luận về việc nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công. Trường hợp công việc xây dựng không nghiệm thu được, người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư hoặc của tổng thầu phải nêu rõ lý do bằng văn bản hoặc ghi vào nhật ký thi công xây dựng công trình.
 
Góp ý dự thảo xây dựng mẫu Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



BIÊN BẢN SỐ: ……
NGHIỆM THU CÔNG VIỆC THI CÔNG XÂY DỰNG


Công Trình: ………………………..
Địa điểm: ………………………………………..

1. Đối tượng nghiệm thu: (tên công việc cần nghiệm thu)
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Người giám sát thi công xây dựng cho chủ đầu tư;
b) Người kỹ thuật trực tiếp phụ trách thi công của nhà thầu thi công xây dựng;
c) Đối với các hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng thì người giám sát thi công cho chủ đầu tư có thể chứng kiến tham gia nghiệm thu khi cần thiết.
3. Thời gian nghiệm thu:
- Bắt đầu : tính từ lúc công việc đó bắt đầu thực hiện.
- Kết thúc : tại thời điểm công việc đó hoàn thành.
- Tại: (vị trí tại công việc cần nghiệm thu)
4. Đánh giá công việc xây dựng nghiệm thu:
a) Về tài liệu làm căn cứ :
- Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã thẩm tra, phê duyệt: Bản vẽ số: KT../…KC…/….;
- Tiêu chuẩn tham khảo áp dụng nghiệm thu:
- Văn bản điều chỉnh, thay đổi bổ sung (nếu có);
- Nhật ký thi công;
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu;
- Biên bản nghiệm thu nội bộ nhà thầu thi công;
- Bản vẽ hoàn công (bản vẽ của phần công việc đã hoàn thành);
- Kết quả kiểm tra thí nghiệm (nếu có);
- Kèm theo hình ảnh nếu Chủ đầu tư yêu cầu.
b) Về chất lượng công việc xây dựng: Kiểm tra công việc thực tế so sánh với bản vẽ thiết kế và đối chiếu các yêu cầu về kỹ thuật trong Tiêu chuẩn Việt Nam (ghi rõ tại mục nào trong Tiêu chuẩn áp dụng) có liên quan đến công tác nghiệm thu đó. Bên cạnh đó sẽ xem xét kết quả thí nghiệm với các yêu cầu bản vẽ thiết kế.
c) Về khối lượng công việc:
Stt Nội dung công công việc Đơn vị tính Khối lượng Diễn giải


d) Các ý kiến khác (nếu có):
5) Kết luận :
- Chấp nhận hay không chấp nhận cho triển khai công việc tiếp theo.
 
Last edited:
Top