nguyentheanh

Administrator
Staff member
Tham khảo công việc của 1 người bạn trên công trường được trả lời công việc làm hàng ngày là hoàn công, nghiệm thu, khối lượng... lặp đi lặp lại:
- Nhật ký thi công
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu nội bộ
- Biên bản nghiệm thu nội bộ
- Biên bản theo dõi quá trình đổ bê tông
- Bản vẽ hoàn công của công việc
Các bạn đồng nghiệp nào có câu chuyện gì hay về vấn đề này xin comment chia sẻ giúp anh/em đi sau tham khảo. Thanks.
 
Dear các bạn!

Ngoài những việc Anh Thế Anh vừa nêu, ở công trường cũng còn khá nhiều điều phải làm, dù nó không tên nhưng rất thiết thực cho công việc của bạn nói riêng và của cả công trường nói chung, mình đã từng lập nhiều bảng theo dõi, như:

- Bảng theo dỗi lấy mẫu bê tông, ngày nén mẫu R7, R28 và ứng với kết quả thí nghiệm từng cấu kiện; -> Điều này phục vụ công tác nhắc bạn ngày nén bê tông, theo dõi mác bê tông đạt bao nhiêu? Có mẫu nào bị chết không? Có biên bản hay có kết quả do phòng thí nghiệm cáp hay chưa? Ngoài ra biết được 1 tháng lấy bao nhiêu tổ, nén bao nhiêu để trả tiền thí nghiệm cho phòng LAS. Hơn nữa lúc Sếp hỏi mình cần tháng này đã mua bao nhiêu khối bê tông để làm biên bản xác nhận KL bê tông cho nhân công và nhà cung câp. Việc lập bảng sẽ cộng trừ rất nhanh nên các bạn nên sáng chế bảng biểu càng nhiều cột càng tốt;

- List danh sách kết quả bê tông, số hiệu và ngày tháng cấp kết quả, theo dõi cả số bộ kết quả, đồng thời nhập cả cường độ nén của từng viên nữa; --> Làm cái này để quản lý hồ sơ bê tông rất chuẩn và không bị nhầm lẫn

- Bảng theo dõi nhập thép, đường kính thép, số tổ mẫu thí nghiệm, lưu, ứng với nó là theo dõi số hiệu chứng chỉ, kết quả thí nghiệm; -> Điều này phục vụ công tác theo dõi vật tư cần nhập mỗi loại đường kính là bao nhiêu, cân đối vật tư nhập, xuất gia công, lắp đặt hiện trường, kiểm soát thép tránh mất mát. Ngoài ra biết được 1 tháng lấy bao nhiêu tổ, nén bao nhiêu để trả tiền thí nghiệm cho phòng LAS. Hơn nữa lúc Sếp hỏi mình cần nhập bao nhiêu thép từng loại nữa, cộng trừ rất nhanh;

- Bảng theo dõi tên cấu kiện, hạng mục đã thi công; --> Điều đó cho bạn kiểm soát hồ sơ của nó rất tốt, kiểm soát tiến độ thi công, làm báo cáo tuần gửi Chủ đầu tư và tư vấn giám sát rất nhanh, lầm kế hoạch sản lượng và vốn rất tốt;

- Bàng danh mục theo dõi hồ sơ (tên hồ sơ, số hiệu, ngày tháng), tình trạng hồ sơ (đã làm bao nhiêu bộ, đã ký tư vấn hay chủ đầu tư chưa, bộ nào giao cho ai, phòng nào, bên nào?). GHi tên Tư vấn ai ký --> Theo dõi cực kỳ hiệu quả;

- Bảng theo dõi thanh toán, quyết toán, theo dõi hợp đồng, xuất hóa đơn, giá trị hoàn thành;

Các bạn hãy chịu khó tư duy, lập nhiều bảng trên excel, dùng các hàm excel thì làm rất nhanh và hiệu quả, dòng dưới, dòng trên chỉ có thể đánh số là nhảy. Để làm được điều đó các bạn cần có sự khám phá và tìm tòi về hàm, công thức trong excel. Việc làm của bạn tuy người khác không biết nhưng nó phục vụ hữu ích cho bạn trong công tác báo cáo tuần, tháng, sản lượng về công ty, khối lượng dở dang, theo dõi vật tư, chi phí, phân bổ khối lượng cho từng việc, phục vụ bạn trong công tác làm hồ sơ nghiệm thu, thanh toán, quyết toán...

Mình đã trải qua vai trò làm việc này từ lúc ra trường, 2 năm rồi 4 năm, sự trải nghiệm là quan trọng nên càng làm thì càng thấy sáng tạo thật lý thú và hữu ích. Rất tiếc mình không còn file do không lưu được dữ liệu tốt lắm.
 
Last edited:

zunguien

New Member
Cảm ơn anh Tranhaiduongvc11, rất hay và bổ ích. Công việc thanh quyết toán hoàn công cần nhiều kinh nghiệm nên rất mong các a chia sẻ giúp.
Theo đầu mục ở trên a có thể share mọi người các bảng exel của a thì tốt quá ạ.
Em cũng làm cho nhà thầu, có 1 file theo dỏi thanh toán xin phép chia sẻ mong đc sự góp ý chỉ giáo.
Thank all !!!
 

Attachments

  • Theo doi thanh toan.xls
    71.5 KB · Views: 750

M.Hung

New Member
Theo mình danh sách các công việc mà anh nguyentheanh đưa ra cơ bản là đầy đủ, ngoài ra còn đi sâu vào nữa thì có các công việc như anh tranhaiduongvc11 đã đưa ra ở trên, và quan trọng là kỹ sư phải làm sao để quản lý tốt các công việc giấy tờ và công việc thực tế hiện trường, để có thể hình dung một cách tốt nhất các công việc cần phải làm cũng như đưa ra các dự đoán hay lên kế hoạch và tiến độ công việc.

Mình thì không làm trực tiếp hiện trường nhiều nhưng nhìn chung ở các dự án mình đã và đang làm, thấy một bất cập đó là công việc quản lý các loại hồ sơ liên quan đến hiện trường của các kỹ sư còn yếu do tư duy và cũng như kỹ năng vận dụng excel vào công tác quản lý còn yếu, nên nhiều lúc sếp trên hỏi thì khó trả lời, mà công việc thì cứ nói chung chung, hồ sơ giấy tờ hỏi thì nói là có đầy đủ hết rồi nhưng đến khi cần thì không biết là ở đâu.
Mình đang làm khối lượng thanh toán và cũng có một số file để tự quản lý công việc và có thể hình dung được công việc hoàn thành như thế nào, cũng xin phép đưa lên đây mong được góp ý, đây cũng là lần đầu mình làm công việc QS này.

PS: Cái file này sau này cũng được các kỹ sư công trường sử dụng để theo dõi khối lượng thực tế thi công, và tùy thuộc vào đặc điểm của từng dự án, từng hạng mục công việc để có thể tạo ra nhiều file excel quản lý khác nhau phục vụ cho công tác quản lý thi công.
 

Attachments

  • Construction Progress - For IPC6.xlsx
    251.5 KB · Views: 457

ga kon

New Member
Em thì mới ra trường. Hiện giờ đang cố gắng thu thập thông tin như các bác đi trước nói trên. Thú thực là diễn đàn mình quá hay và tuyệt vời. Cũng thầm cảm ơn các anh chị trong ban quản lý diễn đàn đã cho ra một đứa con tình thần, một món quà to lớn của ngành công trình. Và được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các anh chị luôn luôn chia sẻ kinh nghiệm thực tế cho thế hệ trẻ đi sau. Với em, những chia sẻ như trên mà thầy Anh đưa ra đầu Topic này em cảm thấy nó rất đáng ghi nhận. Em đang làm hồ sơ xin việc ứng tuyển vào vị trí Cán bộ kỹ thuật công trình giao thông. Mà thực thụ thì tay nghề chưa có gì. Cố gắng tìm tòi và học hỏi các chú các bác nhiều.
Trân trọng cảm ơn mọi người đã chia sẻ thông tin bổ ích.
 
Top