Thanh quyết toán cho người mới bắt đầu: Tạm ứng, thu hồi tạm ứng

nguyentheanh

Administrator
Staff member
- Tạm ứng: Do công trình, gói thầu xây dựng có giá trị rất lớn. Chủ đầu tư có trách nhiệm lo tiền, ứng vốn để làm công trình của mình, theo quy định của Pháp luật (Luật Xây dựng, Luật Hình sự...). Nhà thầu sau khi được trao hợp đồng, trước khi bắt tay vào thi công phải được Chủ đầu tư ứng vốn để sử dụng cho các công việc thi công xây dựng công trình (mua vật liệu, huy động nhân lực, máy móc...). Một phần tạm ứng cũng là để làm tin, tạo động lực và trách nhiệm phải làm việc cho Nhà thầu.

Bạn cần chú ý đặc điểm là: Khi tạm ứng thì chưa có khối lượng hoàn thành, tức là nhà thầu chưa làm gì, chưa được trả tiền cho sản phẩm mình làm ra, chỉ là ứng trước tiền, cầm tiền trước mà chưa "tiền trao, cháo múc". Tức là Nhà thầu lúc này đang nợ Chủ đầu tư.

- Thu hồi tạm ứng: Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Mức thu hồi do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận, nếu không thỏa thuận thì tính theo tỷ lệ xích, lập công thức tính sao cho khi khối lượng hoàn thành đạt 80% thì giá trị tạm ứng bằng 0.

tam-ung-thu-hoi-tam-ung.jpg

Bạn lưu ý:
+ Phân biệt: Tạm ứng là nhà thầu cầm tiền trước của Chủ đầu tư. Còn mỗi lần thanh toán, Nhà thầu hoàn thành khối lượng công việc nào đó được Chủ đầu tư trả tiền. Nhà thầu hoàn thành khối lượng công việc mà Chủ đầu tư chưa thanh toán thì là Chủ đầu tư đang nợ nhà thầu.

+ Khi thanh toán (trả tiền) thì Chủ đầu tư thu hồi phần tạm ứng bằng cách trừ đi 1 lượng từ giá trị thanh toán cho khối lượng hoàn thành. Nhưng có thế giá trị tạm ứng hợp đồng khá lớn, trong khi thanh toán khối lượng hoàn thành 1 đợt lại nhỏ hơn, nếu thu hồi 1 phát thì Nhà thầu lại không có nguồn lực để tiếp tục làm, nên phải tính toán tỷ lệ thu hồi vừa phải, đảm bảo an toàn cho Chủ đầu tư và Nhà thầu vẫn có tiền làm tiếp.

- Tâm lý khi làm và được trả tiền (chờ để được thanh toán) sẽ có động lực hơn là cầm tiền rồi đi cày trả nợ. Thực tế có tình trạng: sau khi thi công và có khối lượng hoàn thành, Chủ đầu tư thanh toán cho Nhà thầu giá trị khối lượng hoàn thành đó, cộng tổng với lượng tiền đã tạm ứng thì gần bằng hoặc vượt cả giá trị hợp đồng. Nhà thầu cầm tiền đi làm việc khác hoặc lơ là không hoàn thành nốt công việc còn dang dở. Nên xu hướng là Chủ đầu tư thanh toán "non", cầm đằng chuôi, lúc nào cũng có cớ để thúc đẩy Nhà thầu hơn.

Lời khuyên: Sử dụng phần mềm Quyết toán GXD, tìm hiểu các vấn đề bài bản, làm thanh quyết toán chuẩn ngay từ đầu, ngay sau ký hợp đồng, đến khi kết thúc xây dựng - quyết toán hợp đồng bạn sẽ thấy hiệu quả với bản thân và với dự án như nào...

Để học Thanh Quyết toán GXD hoặc đăng ký dùng thử phần mềm Quyết toán GXD mời đăng ký với Ms Thu An 0985 099 938
 
Top